Hiện nay, tiền Việt Nam có những mệnh giá nào vẫn đang được lưu hành? Liệu các loại tiền xu và tiền giấy mệnh giá nhỏ có còn được phép sử dụng trên thị trường Việt Nam hay là không?
Bên cạnh các mệnh giá tiền Việt Nam thường thấy như 10.000đ, 50.000đ, 200.000đ hay 500.000đ. Các loại tiền xu và tiền giấy mệnh giá thấp như 100đ, 200đ hay 500đ dường như biến mất khỏi thị trường và không còn xuất hiện trong giao dịch. Vậy tiền xu và tiền giấy mệnh giá nhỏ có còn được sử dụng hay không? Hãy cùng tìm hiểu các mệnh giá tiền Việt Nam đang còn được lưu hành.
I. Các mệnh giá tiền Việt Nam
Tiền Việt Nam do ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành với 3 chất liệu cùng nhiều mệnh giá. Trong đó có tiền Polymer, tiền giấy (cotton) và tiền xu (tiền kim loại). Mỗi loại tiền đều được phát hành với mệnh giá khác nhau và mang những đặc điểm rất riêng.
1. Mệnh giá tiền Polymer Việt Nam
Tiền Polymer Việt Nam chính thức được phát hành từ năm 2003, bao gồm nhiều mệnh giá lớn như 10.000đ, 20.000đ, 50.000đ, 100.000đ, 200.000đ và 500.000đ. Trên mặt trước của mỗi tờ tiền đều có dòng chữ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, quốc huy và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặt sau của từng mệnh giá lại có những hình ảnh đặc trưng riêng giúp dễ dàng nhận biết. Các mệnh giá Polymer này đều lưu hành song song cùng các loại tiền giấy trước đó khi phát hành.
1.1Tiền mệnh giá 500.000 đồng
Tiền mệnh giá 500.000 đồng được phát hành vào năm 2003 với chất liệu polymer và hiện là tờ tiền có mệnh giá lớn nhất tại Việt Nam. Tờ tiền này có kích thước 152mm x 65mm và màu sắc chủ đạo là màu lơ tím sẫm, giúp dễ dàng nhận diện trong quá trình lưu hành.
1.2 Tiền mệnh giá 200.000 đồng
Tiền mệnh giá 200.000 đồng được phát hành vào năm 2006 và làm từ chất liệu polymer. Tờ tiền có kích thước 148mm x 65mm và mang màu sắc tổng thể đỏ nâu. Ngoài các hoa văn dân tộc độc đáo, mặt sau của tờ tiền 200.000 đồng còn in hình Hòn Đỉnh Hương – một địa danh nổi tiếng tại Vịnh Hạ Long, giúp dễ dàng nhận diện và tạo ấn tượng về cảnh quan Việt Nam.
1.3 Tiền mệnh giá 100.000 đồng
Tiền mệnh giá 100.000 đồng phát hành vào năm 2004 với chất liệu polymer, kích thước 144mm x 65mm và màu sắc xanh lá cây đậm đặc trưng.
Mặt sau tờ tiền in hình Khuê Văn Các – biểu tượng nổi bật của Văn Miếu Quốc Tử Giám, thể hiện nét đẹp văn hóa và di sản Việt Nam.
1.4 Tiền mệnh giá 50.000 đồng
Tiền mệnh giá 50.000đ được phát hành vào năm 2003, với kích thước tờ tiền là 140mm x 65mm được làm từ chất liệu polymer. Màu sắc tổng thể của tờ tiền 50.000đ là màu nâu tím đỏ.
Mặt sau tờ tiền mệnh giá 50.000đ có in hình địa danh Nghênh Lương Đình, Phu Văn Lâu tại Huế.
1.5 Tiền mệnh giá 20.000 đồng
Mệnh giá 20.000đ cũng được phát hành vào năm 2006, tờ tiền có kích thước 136mm x 65mm với chất liệu polymer.
Tiền mệnh giá 20.000 đồng có màu sắc chủ đạo xanh lơ đậm, với mặt trước là chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặt sau tờ tiền in hình Chùa Cầu – một địa danh nổi tiếng tại Hội An, thể hiện giá trị văn hóa và lịch sử đặc trưng của Việt Nam.
1.6 Tiền mệnh giá 10.000 đồng
Mệnh giá 10.000đ được phát hành vào năm 2006 với chất liệu polymer, kích thước tờ tiền là 132mm x 60mm. Tờ 10.000đ có các chi tiết màu nâu đậm được in trên nền màu vàng xanh.
Đặc điểm nhận dạng ở mặt sau tờ tiền mệnh giá 10.000đ là ảnh in cảnh khai thác mỏ dầu Bạch Hổ, thuộc bồn trầm tĩnh Cửu Long.
2. Mệnh giá tiền giấy
Tiền giấy Việt Nam được phát hành với nhiều mệnh giá, bao gồm 5.000đ, 2.000đ, 1.000đ, 500đ, 200đ và thấp nhất là 100đ. Hiện nay, Việt Nam không phát hành thêm các mệnh giá tiền giấy lớn hơn do chất liệu này có nhiều hạn chế, như khả năng chống giả kém, dễ bị làm giả và khó bảo quản. Tiền giấy dễ biến dạng, rách nát, và dễ bị kẹt trong quá trình giao dịch, đặc biệt khi sử dụng máy đếm tiền.
2.1 Tiền mệnh giá 5.000 đồng
Tiền mệnh giá 5.000đ được phát hành vào năm 1993 với chất liệu làm bằng giấy cotton. Kích thước tờ tiền là 134mm x 64mm có màu xanh lơ sẫm.
Mặt sau của tờ tiền mệnh giá 5.000đ được in hình nhà máy thủy điện Trị An cùng các hoa văn khác.
2.2 Tiền mệnh giá 2.000 đồng
Tiền mệnh giá 2.000 đồng được phát hành vào năm 1989, với kích thước 134mm x 65mm và chất liệu giấy cotton có màu nâu sẫm đặc trưng. Mặt sau của tờ tiền in hình các cô công nhân đang làm việc tại nhà máy dệt Nam Định, cùng các hoa văn truyền thống, thể hiện nét đẹp lao động và văn hóa Việt Nam.
2.3 Tiền mệnh giá 1.000 đồng
Tiền mệnh giá 1.000 đồng được phát hành vào năm 1989, làm từ chất liệu giấy cotton với kích thước 134mm x 65mm và màu sắc tổng thể là màu tím. Mặt sau của tờ tiền in hình cảnh người lao động Tây Nguyên cưỡi voi khai thác gỗ, cùng các hoa văn truyền thống, phản ánh nét đặc trưng văn hóa và lao động của vùng Tây Nguyên.
2.4 Tiền mệnh giá 500 đồng
Tờ tiền mệnh giá 500 đồng Việt Nam phát hành năm 1989 có kích thước 130mm x 65mm. Được làm từ chất liệu giấy cotton với màu đỏ cánh sen nổi bật, mặt sau của tờ tiền 500 đồng in hình ảnh Cảng Hải Phòng.
2.5 Tiền mệnh giá 200 đồng
Tờ tiền mệnh giá 200 đồng Việt Nam phát hành năm 1987 có chất liệu giấy cotton, kích thước 130mm x 65mm, và màu nâu đỏ đặc trưng. Mặt sau tờ tiền 200 đồng in hình ảnh sản xuất nông nghiệp cùng với các hoa văn trang trí độc đáo.
2.6 Tiền mệnh giá 100 đồng
Tờ tiền mệnh giá 100 đồng Việt Nam, phát hành năm 1992, được làm từ giấy cotton với màu nâu đen chủ đạo và kích thước 120mm x 59mm. Mặt sau tờ tiền 100 đồng in hình phong cảnh chùa tháp Phổ Minh ở Nam Định, cùng các hoa văn trang trí tinh tế.
3. Mệnh giá tiền xu
Tiền xu Việt Nam hiện có 5 mệnh giá là 5.000 đồng, 2.000 đồng, 1.000 đồng, 500 đồng và 200 đồng. Tuy nhiên, từ năm 2011, tiền xu đã chính thức ngừng phát hành do một số lý do như tốc độ trượt giá nhanh, tiền dễ bị xuống cấp và gây bất tiện trong giao dịch.
III. Tiền xu và tiền giấy mệnh giá nhỏ có còn được lưu hành hay không?
Từ năm 2003 đến 2006, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phát hành bộ tiền mới nhằm hoàn thiện hệ thống tiền tệ, bổ sung các mệnh giá và đáp ứng nhu cầu thanh toán. Bộ tiền mới bao gồm tiền kim loại (tiền xu) với nhiều mệnh giá, giúp nâng cao khả năng chống giả và bảo vệ lợi ích người dùng. Việc phát hành tiền xu cũng phù hợp với thông lệ quốc tế, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong cơ cấu tiền tệ Việt Nam.
Tuy nhiên, sau nhiều năm lưu hành, tiền xu dần trở nên vắng bóng trong giao dịch. Dù tiền xu và các loại tiền giấy mệnh giá nhỏ như 500 đồng, 200 đồng, 100 đồng vẫn còn giá trị lưu hành, nhưng ít được sử dụng do nhiều lý do. Đồng tiền mệnh giá thấp có tốc độ trượt giá nhanh, tiền xu dễ xuống cấp và gây bất tiện trong cất giữ cũng như sử dụng hàng ngày. Vì các lý do này, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định ngừng phát hành tiền xu vào tháng 4 năm 2011.
IV. Các mệnh giá tiền thường hay bị làm giả
Hiện nay, các mệnh giá tiền Việt Nam phổ biến là tiền polymer và tiền giấy 5.000 đồng, 2.000 đồng và 1.000 đồng. Trong khi đó, tiền xu và các loại tiền giấy mệnh giá thấp đã gần như biến mất khỏi giao dịch và rất ít khi được sử dụng.
Tiền polymer được phát hành nhằm nâng cao chất lượng và khả năng chống làm giả, đáp ứng nhu cầu lưu thông tiền tệ với các mệnh giá lớn hơn. Tuy nhiên, tình trạng làm giả tiền polymer vẫn diễn ra, đặc biệt là các mệnh giá cao như 100.000 đồng, 200.000 đồng và 500.000 đồng, với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Để nhận biết tiền polymer giả, có thể dùng tay hoặc mắt thường kiểm tra các đặc điểm bảo an. Với số lượng lớn, việc sử dụng máy đếm tiền là giải pháp tối ưu, vì hầu hết các loại máy đếm tiền hiện nay có thể phát hiện tiền giả và tiền siêu giả, giúp đảm bảo tính chính xác và nhanh chóng loại bỏ tiền giả khỏi giao dịch.
Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết về các mệnh giá tiền Việt Nam và giá trị lưu hành của tiền xu, tiền giấy mệnh giá thấp.
Nếu bạn cần mua máy đếm tiền có chức năng phát hiện tiền giả và đọc mệnh giá, vui lòng liên hệ hotline máy đếm tiền Hằng Tín Việt Nam: 02363.886.418 để được tư vấn tận tình.
Tự hào là đơn vị có hơn 20 năm trong ngành thiết bị ngân quỹ – thiết bị ngân hàng, Hằng Tín Việt Nam với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực phân phối máy đếm tiền, Hằng Tín Việt Nam tự tin khẳng định sẽ mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt nhất.
Không chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng, chúng tôi còn cam kết mang đến cho quý khách hàng dịch vụ hậu mãi tốt nhất. Các kỹ thuật viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng máy đếm tiền, từ hướng dẫn lắp đặt, sử dụng, bảo trì, đến sửa chữa khi cần thiết.
HỆ THỐNG ĐẠI LÝ VÀ TRUNG TÂM BẢO HÀNH TOÀN QUỐC
CÔNG TY TNHH Hằng Tín Việt Nam
Văn Phòng Đà Nẵng
Địa chỉ: 55E Nguyễn Chí Thanh, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng
Hotline: 0236.3886.418 – 02363.886.788
Văn Phòng Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 285/17 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh
Hotline: 028.38622126 – 028.62905447
Văn Phòng Hà Nội
Địa chỉ : Số 6A, ngõ 508/91 Đường Láng – Quận Đống Đa , Thủ Đô Hà Nội
Điện thoại: 024.35375168 – 024.35376798